Quý khách hàng yêu mến ơi, hãy tỉnh táo trong việc chọn phương thức in đối với mặt hàng catalogue hay còn gọi là hồ sơ năng lực của doanh nghiệp. Catalogue nó là bộ mặt của cả một doanh nghiệp, nó là đại diện cho toàn thể công nhân viên công ty đến gặp khách hàng. Vì vậy, cho dù bạn có in ghép bài cho mặt hàng nào đi nữa, thì cũng làm ơn đừng chọn in ghép bài cho catalogue, đừng vì tiếc rẻ mấy trăm ngàn rồi để nhận về cả mấy thùng hàng mà chính bản thân bạn nhìn còn chán chứ đừng nói đối tác. Hãy tưởng tượng, khổ trãi của cuốn catalogue nó lớn như thế, vậy mà nó còn được ghép với những mặt hàng khác để in thì làm sao có thể đem lại chất lượng tốt được? Cho dù là thợ in lành nghề, 10 năm, 20 năm kinh nghiệm cũng không dám đảm bảo với một bài in như thế. Bạn có thể chọn hình thức in ghép bài để tiết kiệm chi phí cho các ấn phẩm ít quan trọng hơn như in danh thiếp, in tờ rơi, in bao thư, in biểu mẫu – đó là những mặt hàng sử dụng trong thời gian ngắn, và nó không hay được các đối tác lưu giữ và nóp nhỏ gọn nên dễ thao tác trong khi in ấn và gia công . Còn với in catalogue cho dù là in cao cấp hay in giá rẻ cũng đừng bao giờ chọn hình thức in ghép bài, hãy đầu tư in riêng bài, đúng màu thương hiệu, mực không lem, không tràn, đảm bảo mọi thứ đều đẹp hoặc rất đẹp cho ấn phẩm catalogue.
THIẾT KẾ IN ẤN CATALOG GIÁ CẠNH TRANH, CHẤT LƯỢNG HOÀN HẢO
CHẤT LIỆU GIẤY THƯỜNG DÙNG IN CATALOGUE – HỒ SƠ NĂNG LỰC:
+) Giấy Ivory: là loại giấy trắng, 1 mặt láng và 1 mặt nhám, phù hợp với việc in catalogue 1 mặt, kích thước nhỏ, số lượng ít, không thích gia công cán màng, thường hay có thêm các công đoạn sau in như ép kim, bế nổi, bế chìm.
+) Giấy Briston: là loại giấy trắng, có 2 mặt đều láng bóng, có độ xù và cứng nhất định, phù hợp với việc in bìa cho catalogue hoặc in nguyên cuốn catalogue số trang ít.
+) Giấy Couche: đây là chất liệu giấy thường được sử dụng cho các ấn phẩm in tờ rơi, in brochure, in túi giấy và cả in catalogue, là loại giấy có 2 mặt đều láng bóng, có độ thấm hút mực vừa phải để mực luôn tươi và sáng. Với chất liệu giấy Couche chúng ta có thể dùng cho cả bìa và ruột catalogue. Nếu catalog ít trang thì dùng định lượng dày như 200gs, 250gsm, 300gsm, còn nếu catalog nhiều trang thì có thể dùng định lượng dày cho bìa, còn ruột dùng định lượng mỏng hơn như 100gs, 150gsm để tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo cuốn catalogue không bị mềm.
+) Giấy mỹ thuật: là chất liệu ít dùng nhất trong tất cả các loại giấy vì giá thành cao, giấy mỹ thuật nên dùng cho các loại catalogue có ít số trang và kích thước nhỏ. Bình thường giá tiền của giấy tính theo gram, nhưng riêng với giấy mỹ thuật, giá được tính chi tiết theo từng tờ, giá thành của giấy mỹ thuật thường cao gấp 3 – 4 lần so với những loại giấy thông dụng khác.
LƯU Ý KHI THIẾT KẾ IN ẤN CATALOGUE – HỒ SƠ NĂNG LỰC:
+) Thiết kế catalogue phải mang đậm phong cách, màu sắc thương hiệu
+) Không dùng những màu sắc chói phối trên một nền, hãy phối xen kẽ giữa màu chói và màu nhạt
+) Khi thiết kế, chú ý số trang catalogue phải là một số chia hết cho 4 mới đóng cuốn được
+) Số lượng trang tối thiểu để đóng cuốn catalogue là 8 trang, dưới 8 trang gọi là in Brochure
+) Kích thước catalogue tùy thuộc vào yêu cầu khách hàng, thường dùng là A3, A4, A5, 20x20cm, 15x15cm, 10x10cm
+) Tận dụng kích thước của khổ giấy in catalogue để tiết kiệm chi phí và mực in
BẢNG GIÁ IN CATALOGUE TẠI TPHCM
Chi phí thiết kế – in ấn catalogue phụ thuộc nhiều vào yếu tố số trang, số lượng đặt in và quy cách đóng cuốn, cụ thể, ví dụ ở cùng 1 ấn phẩm in catalogue A4, chi phí của từng đơn hàng sẽ khác nhau nhiều:
- Số trang A4 càng nhiều thì chi phí càng cao: số trang càng nhiều thì cuốn catalogue đó càng dày, và tất nhiên nó sẽ tốn nhiều giấy hơn, tốn nhiều mực hơn, tốn nhiều kẽm in hơn, và tốn nhiều nhân công hơn… do đó chi phí nó nhiều hơn là điều tất yêu.
- Số lượng in càng lớn thì đơn giá càng giảm: bởi trong ngành in ấn có những chi phí cố định mà cho dù bạn in 1 cuốn catalogue hay 1.000 cuốn catalogue thì nó vẫn không đổi, cân phải kể đến: chi phí kẽm, chi phí thợ in, chi phí màu mực lên máy, chi phí vệ sinh máy, chi phí đóng cuốn….
- Quy cách đóng cuốn: Trong thực tế, catalogue có 3 quy cách đóng cuốn gồm: bấm 2 ghim giữa, dán keo gáy không cần may chỉ, dán keo gáy có kèm may chỉ. Trong 3 hình thức kể trên thì giá thành của đóng cuốn bấm 2 ghim giữa là thấp nhất, nhưng nó chỉ áp dụng được cho các đơn hàng có số trang ít, với kích thước catalogue A4 thì thường là dưới 40 trang. Tiếp đến là dán keo gáy không may chỉ, và cuối cùng là hình thức đóng cuốn dán keo gáy kèm may chỉ – với chi phí cao nhất và thời gian thực hiện dài nhất. Hình thức dán keo gáy cả loại có kèm may chỉ và không thường dùng cho các loại catalogue có số trang dày, từ 60 trang trở lên là các nhà in đã khuyên dùng dán keo gáy cho ấn phẩm.
Do giá in catalogue phụ thuộc rất nhiều vào số lượng in và số trang ở từng thời điểm, nên sẽ không có bảng báo giá chung cho ấn phẩm in catalogue. Quý khách hàng có nhu cầu được tư vấn hoặc in ấn vui lòng liên hệ Zalo/Call 093830 6167 (Ms Trang Linh) hoặc 0932 903 279 (Mr Thuận) để nhận được phản hồi sớm nhất. Xưởng in Cao Hoàng Gia cam kết mang đến cho quý khách hàng ấn phẩm chất lượng nhất, dịch vụ tư vấn tốt nhất, những mẫu thiết kế sang trọng nhất, giao hàng nhanh nhất với thời gian sớm nhất.
PHÂN BIỆT CATALOG DÁN KEO GÁY VÀ CATALOG BẤM GHIM
- In catalogue bấm 2 ghim ở giữa được sử dụng cho những cuốn có số lượng từ 40 trang trở xuống: 36 trang, 32 trang, 28 trang, 24 trang, 20 trang, 16 trang, 12 trang, 8 trang. Số trang của catalogue là số mặt trong 1 cuốn, chứ không phải số tờ, và khi đếm tổng số trang chúng ta chú ý là đếm cả 4 trang tức 1 tờ giấy khổ trãi hoặc 2 tờ giấy khổ gấp cho quy cách. Rất nhiều khách hàng bị quên đếm số trang cho bìa. Sau khi in ấn và gia công catalogue được chuyển qua bộ phận đóng cuốn thành phẩm, tại đây, các kỹ thuật viên sẽ xác định loại hàng này được đóng như thế nào là hợp lý,? Những cuốn catalogue mỏng với ít trang và giấy mềm sẽ dễ dàng bấm ghim hơn, ngược lại nếu cuốn catalogue đó dày hoặc giấy quá cứng, ghim bấm không qua được hết cuốn thì sẽ được yêu cầu đóng cuốn bằng hình thức dán keo gáy. Và tất nhiên, chỉ cần nhìn vào số trang, chất liệu giấy bìa và ruột là bộ phận kinh doanh đã xác định được hình thức đóng cuốn ngay từ khi báo giá và lên đơn hàng.
- In catalogue dán keo gáy: Những cuốn catalogue với số trang từ 40 trang, 44 trang, 48 trang, …. Và nhiều hơn nữa thì nên lựa chọn hình thức đóng keo gáy. Đóng keo gáy nhìn cuốn catalogue sẽ sang trọng hơn, tốn nhiều công sức hơn và tất nhiên là nó sẽ tốn nhiều chi phí hơn. Chi phí dán keo gáy cao gấp 2 lần chi phí bấm ghim thông thường bởi: khi dán keo gáy công nhân xưởng phải ngồi bắt từng trang lâu hơn khi bắt tay cho cuốn đóng ghim. Đồng thời, dán keo gáy cũng đòi hỏi kỹ thuật cao hơn, công đoạn nhiều hơn và thợ phải dày dạn kinh nghiệm mới thực hiện được. Chỉ cần sơ xuất nhỏ là keo sẽ dán đầy cuốn catalogue, không sử dụng được. Cuốn catalogue từ 40 trang trở lên được khuyến nghị là dán keo gáy, nhưng nếu dưới 40 trang mà khách hàng yêu cầu thì vẫn dán keo gáy được bình thường. Có nghĩa là, bất cứ số trang nào cũng có thể dán keo gáy những nếu bấm ghim thì số trang phải là một con số chia hết cho 4.
Rất mong được hợp tác cùng quý khách hàng ở cả hiện tại và tương lai!!!